Mô tả
Lưới thép hàn được sản xuất từ sợi thép kéo nguội cường độ cao và trải qua quá trình hàn tự động bằng công nghệ hàn tiếp điểm điện cực nóng chảy nên có khả năng chịu lực cao hơn hẳn so với các loại lưới thép buộc dây thông dụng được hàn bằng máy hàn lưới thép thủ công. Chính việc sử dụng công nghệ hiện đại đã giúp cho sản phẩm tránh có sai sót trong sản xuất, tăng năng suất lao động.
Ứng dụng của lưới thép hàn
Dùng làm cốt thép trong thi công các kết cấu bê tông thay cho thép buộc tay như:
– Kết cấu sàn nền, sàn treo, vách tường, mái,…
– Kết cấu các loại đường: đường đi, đường nội bộ,…
– Kết cấu sân bến, bãi, cầu, cảng,…
– Kết cấu nhà cao tầng, làm móng
– Chống nứt cho các kết cấu thông thường
– Kết cấu vỉa hè, cống hộp, cống vuông, đan bê tông, cột đúc sẵn,..
– Kết cấu bể bơi, cống rãnh, kênh mương,…
– Bên cạnh đó, một số loại lưới thép hàn có đặc tính chuyên biệt, sử dụng riêng cho các dự án, hạng mục yêu cầu cao như hoạt động khai thác khoáng sản, kết cấu bê tông cảng biển, sân bay,…
Ngoài ra, lưới thép hàn còn có rất nhiều ứng dụng hữu ích khác.
Lưới thép hàn có ưu điểm và nhược điểm gì?
a. Ưu điểm
Lưới thép hàn được sử dụng phổ biến bởi nó tập hợp những ưu điểm vượt trội sau đây:
– Lưới thép hàn có sẵn, đem đến công trường đổ bê tông, rút ngắn được thời gian thi công dự án.
– Chất lượng cao và tương đối ổn định
– Có khả năng chống nứt cao
– Dễ dàng lắp đặt và vận chuyển một cách nhanh chóng
– Kích thước đa dạng, phù hợp với nhu cầu của mọi công trình.
– Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến và máy mọc hiện đại nên lưới thép hàn được ứng dụng với năng suất tương đối cao.
– Tiết kiệm nguồn nhân lực thi công cũng như giám sát công trình
– Giảm thiểu tối đa tình trạng thất thoát, hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình thi công dự án.
– Lưới thép hàn có giá thành khá rẻ, giúp tiết kiệm kinh phí cho chủ đầu tư và nhà thầu.
– Quy trình sản xuất lưới thép hàn hoàn toàn tự động nên chất lượng sản phẩm luôn ổn định, đảm bảo tính liên tục của quá trình thi công cũng như giảm thiểu sự lệ thuộc vào yếu tố con người.
b. Nhược điểm
– Lưới thép hàn sản xuất ra thường ở dạng nguyên tấm nên quá trình vận chuyển khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa đến công trình.
– Chính vì lưới thép hàn ở dạng tấm nên khi thi công phải nối chồng các tấm lưới lại với nhau.
Những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng lưới thép hàn
a. Dung sai cho phép đối với cỡ sợi của lưới thép hàn
Cỡ sợi |
Dung sai |
≤ 5 |
± 4% |
5 < cỡ sợi ≤ 9 |
± 4,5% |
> 9 |
± 5% |
b. Sai lệch hình học cho phép đối với lưới thép hàn
– Chiều dài và chiều rộng là ± 25mm hoặc ± 0,5% lấy số lớn hơn
– Khoảng cách giữa các dây là 10mm hoặc 7,5% lấy số lướn hơn
c. Công thức quy đổi từ thép buộc tay sang lưới thép hàn
S1 = (S2 x F2) : F1
Trong đó:
– S1 là diện tích lưới thép hàn
– S2 là diện tích lưới thép rời
– F1 là cường độ tính toán của lưới thép hàn
– F2 là cường độ tính toán của lưới thép rời
d. Điều kiện đối với cường độ của thép cán nóng và thép kéo nguội
– Đối với thép cán nóng:
+ Thép CB240T: giới hạn bền tối thiểu là 380 Mpa và giới hạn chảy tối thiểu là 240 Mpa.
+ Thép CB300T: giới hạn bền tối thiểu là 440 Mpa và giới hạn chảy tối thiểu là 300 Mpa
– Đối với thép kéo nguội:
+ Giới hạn bền tối thiểu là 550 Mpa
+ Giới hạn chảy tối thiểu là 485 Mpa.
– Mắt lưới: 50×50, 100 x100, 150 x 150, 200 x 200, 50 x 150
– Ứng suất tối thiểu của mối hàn: > 250 Mpa
– Hình thức: dạng trơn hoặc có gân